Chứng minh tài chính thật/giả – Mánh khóe ra sao?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cá nhân/tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng minh tài chính và sổ thật/sổ giả lẫn lộn, khách hàng rất khó phân biệt và nhận biết được.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường, chúng tôi hiểu rõ các chiêu trò/lừa khách hàng làm
sổ giả ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn và cảnh giác
nhé!

  1. Phôi sổ giả, tiền giả, khách không phải ra ngân
    hàng giao dịch:
    Đây là hình thức cơ
    bản nhất của các dịch vụ làm sổ giả. Họ in lậu, làm giả phôi sổ tiết kiệm của ngân hàng và
    làm dấu giả. Khi khách hàng có nhu cầu, bên làm dịch vụ sẽ chế thông tin số tài khoản, mã số
    khách hàng (số CIF), tự in sổ tiết kiệm và làm giấy xác nhận. Với hình thức này, đương nhiên
    toàn bộ thông tin của khách hàng sẽ không có trên ngân hàng và khách hàng cũng không cần
    phải ra ngân hàng giao dịch.
  2. Phôi sổ giả, tiền giả, khách ra ngân hàng giao
    dịch:
    Tinh vi hơn hình thức thứ
    nhất 1 chút, để tránh cho khách hàng nghi ngờ, bên làm dịch vụ vẫn cho khách hàng ra ngân
    hàng giao dịch mở thông tin CIF, sau đó họ lấy thông tin CIF thật của khách để in trên sổ
    giả. Lúc này khách có thông tin CIF trên hệ thống ngân hàng, nhưng không hề có giao dịch
    liên quan đến sổ tiết kiệm.
  3. Phôi thật, tiền ảo (sổ bị báo mất hoặc bị tất toán
    mà không biết)
    :
    Với hình thức này,
    khách được giao dịch thật tại ngân hàng, có tiền chuyển vào tài khoản để mở sổ tiết kiệm
    hoặc được chuyển nhượng sổ tiết kiệm sang tên. Nhưng ngay sau đó, bên làm dịch vụ báo mất sổ
    tiết kiệm đã cho khách hàng (sổ gốc khách hàng mượn nộp vào Đại sứ quán). Lúc này ngân hàng
    cấp lại sổ mới và họ dùng sổ này để chuyển về tên hoặc chuyển sang cho khách tiếp theo. Khi
    đó, sổ mà khách hàng cầm đi để nộp vào Đại sứ quán là sổ không còn giá trị giao dịch nữa và
    tiền không còn đứng tên khách hàng nữa.
  4. Phôi giả, tiền thật: Đây là hình thức mới và tinh vi nhất hiện nay,
    mới xuất hiện từ khoảng giữa năm 2020 sau sự kiện hàng loạt học sinh bị Đại sứ quán Hàn từ
    chối và cấm xin VISA 3 năm. Do hầu hết các ngân hàng khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm không
    giữ lại được ngày gửi ban đầu mà Đại sứ quán lại yêu cầu sổ lùi ngày (đã được gửi cách đây
    một khoảng thời gian nhất định như lùi 3 tháng, 6 tháng…) như BIDV, VietcomBank bị đóng dấu
    chuyển nhượng trên sổ; VietinBank không giữ lại được ngày gửi ban đầu, hoặc một số ngân hàng
    không cấp (in) lại số mới cho người được chuyển nhượng. Mà Đại sứ quán không chấp nhận sổ
    chuyển nhượng. Nên các trung tâm/khách không nắm rõ được đặc điểm hoặc quy trình chuẩn của
    ngân hàng sẽ được bên làm dịch vụ làm sổ ở những ngân hàng này. Khách vẫn được đăng ký
    mobile banking để tra cứu số dư tài khoản, đúng là tiền có trong tài khoản thật. Nhưng khách
    lại không ngờ rằng, sổ tiết kiệm thật (có vết chuyển nhượng ở trên sổ) đã bị giấu nhẹm đi,
    thay vào đó, họ làm 1 cái phôi sổ giả cho khách cầm và nộp vào Đại sứ
    quán.

Đương nhiên, tât cả các hình thức sổ giả, Đại sứ quán đều có thể phát
hiện ra khi họ cầm sổ trên tay và check kỹ. Do đó, nếu khách hàng không tỉnh táo, lựa chọn được
đơn vị uy tín, ham giá rẻ và tiện lợi (không phải ra ngân hàng ký hồ sơ) thì rất có thể “dính”
phải sổ giả, tiền ảo mà không hề hay biết gì.

Là đơn vị tư vấn và cung cấp
giải pháp hỗ trợ tài chính du học, du lịch hàng đầu Việt Nam
, PND tài chính tự
hào có thể cung cấp tất cả các dịch vụ chứng minh tài chính để xin VISA Đài Loan tại bất kỳ ngân hàng
nào và tỉnh/thành phố nào ở Việt Nam.

Là đơn vị duy nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam
cung cấp 3 loại hợp đồng bảo
đảm
với khách hàng khi sử dụng dịch vụ:

– Hợp đồng đảm bảo số thật ký với PND tài chính về dịch
vụ tư vấn và PND tài chính có trách nhiệm đảm bảo về toàn bộ giấy tờ, thủ tục liên quan đến chứng
minh tài chính của khách hàng, kiểm định giấy tờ thật/giả, đảm bảo mọi giao dịch đều diễn ra hợp
pháp và phù hợp với quy định của Đại sứ quán/trường học ở nước sở tại. để khách hàng không bị trượt VISA
vì những lỗi không đáng có. Trong hợp đồng này nội dung PND tài chính cam kết sẽ đền tiền tối thiểu =
giá trị số tiền trên sổ tiết kiệm (tối đa bằng bất cứ số tiền nào mà khách hàng mong muốn) nếu khách
hàng phát hiện ra giấy tờ, sổ mà PND tài chính làm cho khách là sổ giả.

– Hợp đồng thuê/mượn/hỗ trợ tài chính đối với chủ sổ,
đảm bảo mọi tài khoản/sổ tiết kiệm đều là tiền thật, sổ thật 100%.

–  Hợp đồng bảo hiểm tính mạng trong suốt thời gian
khách hàng sử dụng dịch vụ.